30/10/10

Lựa máy ảnh chuyên nghiệp

Khi sắm máy ảnh số ống kính rời (D-SLR), bạn còn phải quan tâm đến khả năng kế thừa các ống kính và phụ kiện với máy ảnh đời trước, đặc biệt là chia sẻ với thế hệ máy ảnh phim SLR.
Phần I: Chọn máy ảnh nhà nghề
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là ống kính và phụ kiện của từng hãng có thể là độc quyền và chưa chắc dùng chung được với nhau (chẳng hạn máy ảnh Canon thường không dùng ống kính của Nikon và ngược lại). Trước khi quyết định, bạn hãy kiểm tra khả năng tương thích với máy ảnh cũ (nếu có) để tiết kiệm tối đa chi phí. Mặc dù bạn có thể bán đi số ống kính và phụ kiện này để sắm mới, nhưng vấn đề ở chỗ kinh nghiệm và thói quen sử dụng cũng rất quan trọng. Chẳng hạn ống kính zoom của Canon xoay ngược chiều với ống kính Nikon. Hoặc Canon dùng phím dial với lệnh đơn còn Nikon là lệnh kép.
Mua máy ảnh nào?
Sau khi đã ước lượng được ngân sách, nhu cầu và các nhân tố khác, bạn hãy tìm hiểu, đánh giá các model hiện có trên thị trường xem cái nào phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo danh mục 5 máy ảnh D-SLR dòng cơ bản đầu bảng dưới đây.
Olympus E-500 giá 900 USD
Olympus E-500 (lens kit: 900 USD)
Ưu điểm của E-500 là có thân máy nhẹ, bố trí nút bấm dễ hiểu, cảm biến CCD full - frame (trùng với cỡ phim 35 mm), bộ lọc sóng siêu âm, với 15 chế độ chụp ảnh, thực thi nhanh, pin lâu (300 bức) và ảnh dùng được cả khi chụp ở ISO 800.
Dù bị phàn nàn bởi kính ngắm quang học hơi nhỏ, cổng USB 1.1, nhưng xét một cách toàn diện E-500 của Olympus vẫn là lựa chọn hàng đầu cho dân mê nhiếp ảnh và người dùng đang tiến dần tới chuyên nghiệp.
Nikon D80 (lens kit: 1.160 USD)
D80 được ca ngợi về chất lượng thiết kế tốt, có màn hình LCD thứ hai trên đỉnh để hiển thị thông tin cài đặt, nhiều chức năng chỉnh sửa trong máy, chế độ phơi sáng nhiều lần, hỗ trợ cả thẻ nhớ SDHC, thực thi nhanh như chớp và chất lượng ảnh tốt cả khi cài ở mức nhạy sáng 1.600.
D80 cũng có những điểm yếu như tốc độ chụp tối đa và tốc độ đồng bộ flash không nhanh bằng bậc tiền bối D70s (giá 920 USD), phần mềm có sẵn cho phép chỉnh sửa ảnh RAW chỉ ở mức cơ bản và nhiễu đường viền đáng kể ở góc chụp rộng của ống kính. Tuy nhiên, D80 là bước đệm lý tưởng giữa máy entry và dòng trung, dành cho các phó nháy có kinh nghiệm cần máy ảnh toàn diện với dải rộng tính năng hữu ích.
Canon EOS 30D (Body: 1.100 USD)
Thế mạnh của máy ảnh 8 chấm này là màn hình LCD 2,5”, đo sáng điểm 3,5%, cho chọn một trong hai chế độ chụp liên tiếp 5 hình/giây và 3 hình/giây, một số nút bấm chuyên dụng và ảnh cực nét trong điều kiện sáng thấp (cài ISO cao).
Nhược điểm của EOS 30D là không có lớp chống loá cho màn hình, hệ số cắt 1,6x, máy ảnh bị tắt khi mở nắp thẻ nhớ, màn hình LCD trên đỉnh không hiện ngay thông tin cài đặt ISO hiện tại.
Tuy nhiên, 30D vẫn là máy ảnh D-SLR dòng trung lý tưởng cho dân mê nhiếp ảnh và dân chuyên.
Nikon D200 (Body: 1.380 USD)
D200 là máy ảnh “nhà nghề” hạng trung quyến rũ với bộ phụ kiện và tính năng điều khiển đầy đủ, thực thi nhanh nhẹn, chất lượng ảnh đáng nể và thân máy chắc chắn. Chỉ có điều ảnh JPEG đôi khi còn chút nhiễu trong khi nó thiếu hỗ trợ ảnh TIFF. Tuy nhiên, với giá đề xuất hấp dẫn và bộ tính năng hàng “prồ”, Nikon D200 là một lựa chọn đáng tiền so với model đầu bảng D2X có giá bán cao gấp ba lần.
Nikon D200
Canon EOS 5D (Body: 2.450 USD)
Canon 5D có độ phân giải khá cao (12,8 Megapixel) và cảm biến ảnh cỡ lý tưởng 35 mm, màn hình LCD 2,5” khá rộng, ảnh nhiễu thấp ở các mức nhạy sáng cao như 1.600 và 3.200. Tuy nhiên, so với những model giá thấp hơn, về chất lượng và tốc độ nó vượt xa không nhiều như khoảng cách về giá cả, ảnh thỉnh thoảng bị quầng đỏ khi chủ thể chuyển động nhanh và cân bằng trắng auto cho kết quả không đồng nhất. Dẫu vậy, EOS 5D là một máy ảnh D-SLR dòng trung tươm tất nhờ cảm biến nhiều chấm cỡ lớn và giảm nhiễu hiệu quả khi chụp trong điều kiện sáng thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét